Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa nhà ở 2023

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa nhà ở 2023

Cá nhân hay hộ gia đình trước khi xây dựng, sửa chữa nhà ở cần phải làm đơn đề nghị cấp phép của cơ quan nhà nước thẩm quyền. Vậy mẫu đơn như thế nào là hợp lệ?

Xây dựng, sửa chữa nhà ở không chỉ đơn giản là quyết định được quyết định bởi một chủ thể nhà chủ sở hữu của ngôi nhà. Để đảm bảo xây dựng không trái phép, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động cũng như cuộc sống của các cư dân xung quanh, các cá nhân, hộ gia đình trước khi cải tạo nhà ở cần xin phép các chủ thể có thẩm quyền tại địa phương theo quy định của pháp luật. 

Dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng – sửa chữa nhà ở chuẩn nhất năm 2023. Bạn hãy tham khảo để làm đúng, tránh tốn thời gian phải sửa chữa thủ tục đề nghị nhiều lần nhé!

Đơn xin phép xây dựng và sửa chữa nhà là gì?

Đơn xin phép xây dựng, sửa chữa nhà ở được hiểu đơn giản là văn bản/đơn/biểu mẫu mà cá nhân, đại diện hộ gia đình hay tổ chức cung cấp các thông tin quan trọng về công trình. Đơn này sẽ được nộp và trình lên cơ quan tổ chức có thẩm quyền để xin phép được xây dựng, sửa chữa.

Một mẫu đơn xin phép sửa chữa chuẩn thường có các thông tin cơ bản gồm: Thông tin về chủ đầu tư/người sở hữu, thông tin về công trình (diện tích, chiều cao, vị trí,…), thời gian dự kiến hoàn thành, cam kết và các tài liệu chứng minh kèm theo.

Làm đơn xin phép sửa chữa nhà ở là thủ tục quan trọng  cần thực hiện với cơ quan có thẩm quyền
Làm đơn xin phép sửa chữa nhà ở là thủ tục quan trọng cần thực hiện với cơ quan có thẩm quyền

Tại sao cần phải gửi hồ sơ xin sửa chữa nhà?

Thực tế không phải tất cả các công trình xây dựng, sửa chữa nhà đều cần xin phép. Tuy nhiên để đảm bảo quá trình thi công không gặp vấn đề về pháp lý thì đều cần làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

Theo luật Xây dựng năm 2014 có quy định, trước khi khởi công sửa chữa nhà ở, chủ đầu tư phải có giấy phép sửa chữa, cải tạo. Ngoại trừ 02 trường hợp sau:

  • Việc sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi các yếu tố:  kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, môi trường, an toàn công trình.
  • Việc sửa chữa, cải tạo công trình làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Như vậy, nếu công trình không thuộc 2 trường hợp trên thì đều cần có đơn xin phép. Nếu chủ công trình không hoàn thành đơn xin phép đến cơ quan có thẩm quyền có thể bị xử phạt hành chính. Các mức phạt được quy định như sau:

ác mức phạt hành chính với chủ công trình khi thiếu đơn xin phép sửa chữa nhà
Các mức phạt hành chính với chủ công trình khi thiếu đơn xin phép sửa chữa nhà

Cập nhật mẫu đơn xin sửa chữa nhà mới nhất

Trong một mẫu đơn xin xây dựng sửa chữa nhà ở thường có 5 nội dung chính, bao gồm: 

Nơi nhận đơn: Cần ghi rõ ràng, chính xác cơ quan UBND huyện, quận, thị xã nơi có nhà cần sửa chữa, cải tạo có thẩm quyền giải quyết.

 Thông tin về chủ sở hữu/chủ đầu tư: Trong đơn yêu cầu cấp phép xây dựng hay sửa chữa nhà ở cần có đầy đủ các thông tin sau:

  • Tiên chủ sở hữu (chủ hộ) hay chủ đầu tư.
  • Cách thức liên hệ: Địa chỉ liên hệ, số điện thoại.

Các thông tin cơ bản nhà ở cần sửa chữa: Địa chỉ chi tiết, số lô đất (lấy thông tin trên sổ đỏ), diện tích nhà ở thực tế. 

Nội dung xây dựng, sửa chữa: Loại công trình, diện tích xây dựng tầng trệt, tổng diện tích sàn và chiều cao công trình (Ghi chi tiết số liệu của từng tầng, bao gồm cả tầng hầm, tầng tum nếu có).

Giấy tờ kèm theo đơn xin sửa chữa nhà ở: bên cạnh đơn xin phép sửa chữa thì chủ sở hữu/chủ đầu tư cần cung cấp thêm các loại giấy tờ chứng minh quyền quản lý, sử dụng cũng như số liệu kê khai là trung thực, chính xác. Cụ thể như:

  • Bản vẽ hiện trạng của bộ phận cần được sửa chữa trong nhà ở.
  • Bản sao công chứng hoặc chứng thực về quyền quản lý, sử dụng nhà ở. Ví dụ như Sổ đỏ,…

Quy trình xin phép xây dựng, sửa chữa nhà

Đối với các trường hợp cần xin phép trước khi xây dựng, sửa chữa nhà ở sẽ thực hiện theo quy trình dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng với các thông tin được yêu cầu như bên trên.
  • Bước 2: Gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
  • Bước 3: Chờ cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ và phản hồi.
  • Bước 4: Nhận hồ sơ đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng do cơ quan cấp phép xây dựng gửi về khi hồ sơ đạt yêu cầu.
  • Bước 5: Chủ hộ/chủ đầu tư gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã trước 7 ngày khởi công.

Trên đây là mẫu đơn đề nghi cấp giấy phép xây dựng – sửa chữa nhà ở được cập nhật mới nhất. Thủ tục và quá trình thực hiện khá đơn giản. Vậy nên bạn hãy chủ động hoàn thiện để quá trình thi công được thuận lợi nhé!

TÌM HIỂU THÊM:

 

5/5 - (1 bình chọn)
icon-down
Đăng ký để nhận thông báo ngay khi có bất động sản mới đăng bán!