Mua nhà đứng tên đồng sở hữu sẽ gặp những khó khăn nào?

Mua nhà đứng tên đồng sở hữu sẽ gặp những khó khăn nào?

Mua nhà đứng tên đồng sở hữu sẽ gặp những khó khăn nào là mối quan tâm của nhiều người. Để hiểu rõ các thủ tục, khó khăn khi mua nhà đồng sở hữu, hãy theo dõi bài viết sau.


 Hiện nay, có 2 hình thức sở hữu nhà đất đó là sở hữu chung và sở hữu riêng. Đối với hình thức sở hữu chung nhà đất, khi có nhu cầu cho tặng, chuyển nhượng, kết thừa…thì bắt buộc phải được sự đồng thuận từ tất cả các chủ sở hữu. Giao dịch sẽ vô hiệu nếu một trong các đồng sở hữu nhà đất không đồng ý với giao kết đó. 

Do đó, bạn cần hiểu rõ những quy định về giấy tờ, trình tự, thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật. Dưới đây là một số khó khăn bạn có thể gặp phải khi mua nhà đồng sở hữu cần nắm rõ.

Mua nhà đứng tên đồng sở hữu là gì?

Theo Khoản 1 Điều 207 Bộ luật dân sự 2015, đồng sở hữu là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Có nghĩa là, nhiều chủ thể cùng có quyền chiếm hữu, sử dụng cũng như định đoạt đối với một tài sản.  

Mua nhà đứng tên đồng sở hữu là gì?
Mua nhà đứng tên đồng sở hữu là gì?

Như vậy, nhà đồng sở hữu là nhiều chủ thể cùng có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt căn nhà đó. Vì vậy, khi có hoạt động chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…cần có sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu. 

Quy định về việc cấp giấy chứng nhận đồng sở hữu

Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất như sau:

  • Ghi đầy đủ tên của người chung quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất.
  • Mỗi người sẽ được cấp 01 giấy chứng nhận.
  • Nếu các chủ sở hữu có yêu thì có thể cấp chung một giấy chứng nhận và đưa cho người đại diện.

Một số quy định đối với trường hợp hợp cấp giấy chứng cho tất cả đồng sở hữu 

  • Mỗi chủ sở hữu sẽ được cấp riêng 01 giấy chứng nhận có giá trị như nhau.
  • Giấy chứng nhận của ai thì sẽ ghi tên người đó và ghi tổng diện tích.
  • Từng chủ sở hữu có diện tích bao nhiêu thì các bên tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản.

Theo quy định hiện hành, mua nhà đồng sở hữu sẽ có 2 hình thức cấp giấy chứng nhận đó là:

  • Cấp giấy chứng nhận cho từng cá nhân sau khi xác định quyền sử dụng/quyền sở hữu.
  • Cấp giấy chứng nhận chung cho tất cả các đồng sở hữu nếu có thỏa thuận bằng văn bản.

Mua nhà đứng tên đồng sở hữu sẽ gặp những khó khăn nào?

Như đã nói ở trên, mua nhà đứng tên đồng sở hữu (đất đồng sở hữu) thì xác định đó là tài sản chung của các chủ sở hữu được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Do đó, khi mua nhà đứng tên đồng sở hữu sẽ gặp phải một số khó khăn như:

  • Bên cạnh việc giải quyết các khó khăn về tiền, bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn tách thửa (chia tài sản chung). Tức là, khi có nhu cầu tách thửa thì phải được sự đồng ý của các đồng sở hữu. 
  • Trường hợp muốn mua bán , sửa chữa hay chuyển nhượng…thì phải có sự đồng ý của các đồng sở hữu còn lại.
  • Hoặc khi có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất đó thì phải có bản chính giấy chứng nhận và những giấy tờ liên quan. Nếu đồng sở hữu giữ bản chính không giao nộp thì không thể thực hiện được giao dịch, cơ quan chức năng không giải quyết được.

Như vậy, khi mua đất đồng sở hữu bạn sẽ gặp phải một số khó khăn nêu trên. Do đó, trước khi quyết định mua nhà đứng tên đồng sở hữu với người khác bạn cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận cho nhà đồng sở hữu

Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 cũng đã đưa ra những quy định rõ ràng về việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…Cụ thể: 

  1. Trường hợp cấp giấy chứng nhận cho tất cả đồng sở hữu thì trên mỗi giấy chứng nhận sẽ có đầy đủ thông tin về người được cấp.
  2. Ghi cùng sử dụng/cùng sở hữu tài sản với…lần lượt tên của những người đồng sở hữu.
  3. Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức…cùng sử dụng mà có văn bản cấp một bản giấy chứng nhận cho người đại diện thì sẽ cấp cho người đại diện đó.
  4. Trên giấy chứng nhận sẽ ghi thông tin người đại diện, bên dưới là dòng chữ “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất/sở hữu tài sản gắn liền với đất…gồm (tên của những người đồng sở hữu). 
  5. Nếu có nhiều người cùng sử dụng, sở hữu…ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi, những người khác có tên tại phần ghi chú của giấy chứng nhận.
  6. Tại điểm ghi chú của giấy chứng nhận ghi những người cùng sở hữu, sử dụng…gồm (tên lần lượt từng người).

Hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp nhà đồng sở hữu

Trong quá trình sử dụng, nếu không có tranh chấp xảy ra đối với nhà đồng sở hữu, sẽ có những cách giải quyết như sau:

Hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp nhà đồng sở hữu
Hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp nhà đồng sở hữu
  • Nếu các bên không tự thỏa thuận, hòa giải được với nhau về việc tranh chấp nhà đồng sở hữu. Lúc này, các chủ đồng sở hữu hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
  • Tranh chấp về nhà đồng sở hữu sẽ được giải quyết giống với các vụ tranh chấp đất đai khác. Song, để giải quyết được vụ án, tất cả chủ sở hữu căn nhà ghi trong giấy chứng nhận phải tham gia đầy đủ.
  • Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình và yêu cầu tòa án giải quyết. Mỗi đương sự sẽ phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị tài sản mà họ được nhận.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề mua nhà đồng sở hữu mà các bạn có thể tham khảo. Do mua nhà đứng tên đồng sở hữu nên sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, vì thế hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. 

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

icon-down
Đăng ký để nhận thông báo ngay khi có bất động sản mới đăng bán!